Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới

 

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới

PHÙNG KHÁNH TÀI
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
23:51, ngày 21-06-2021

TCCS - Vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Trong suốt lịch sử hơn 90 năm đầy vinh quang và tự hào của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã không ngừng nỗ lực góp phần củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện tốt điều đó, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của dân tộc.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID- 19 do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khởi xướng, thể hiện cao độ tinh thần đại đoàn kết dân tộc, cả nước cùng chung sức đẩy lùi dịch bệnh_Ảnh: TTXVN

Những quan điểm lớn của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đổi mới

Đại hội VI của Đảng (năm 1986) khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện, với nhiều quan điểm, chủ trương đổi mới đề cập trực tiếp đến vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc, như xác định quan điểm “lấy dân làm gốc”, xử lý các quan hệ lợi ích giữa các giai cấp trong thời kỳ quá độ, xác định các đối tượng cần đoàn kết, tập hợp trong thời kỳ mới. Đại hội khẳng định, phải coi trọng xử lý hài hòa lợi ích giữa các giai cấp và đổi mới chính sách xã hội trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - cơ sở quan trọng bảo đảm đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã khẳng định các quan điểm đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra, đồng thời phát triển thêm các vấn đề: Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng đoàn kết với một số đối tượng, với đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo, trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc (KĐĐKTDT). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do Đại hội VII thông qua, có hai bài học kinh nghiệm về vấn đề đoàn kết: 1- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân...; 2- Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.

Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) xác định, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc, đồng thời quyết định chuyển đất nước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó, vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được xác định bằng các quan điểm, chủ trương: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện bằng sức mạnh của toàn dân, khai thác tiềm năng của mọi thành phần kinh tế. Phương châm thực hiện là hướng mạnh về cơ sở; thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước.

Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đã bổ sung và phát triển một số quan điểm mới về đại đoàn kết toàn dân tộc: Xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng KĐĐKTDT gắn với phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa IX, “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đã làm rõ thêm đối tượng đoàn kết, cơ chế, phương thức thực hiện, vai trò các chủ thể... trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đại hội X và Đại hội XI của Đảng đã phát triển một số luận điểm mới, có ý nghĩa bổ sung cho chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại hội X của Đảng (năm 2006) nhấn mạnh đặc điểm đại đoàn kết toàn dân tộc khi khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng doãng ra; Văn kiện cũng nhấn mạnh vị trí, vai trò của tầng lớp doanh nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bổ sung chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN). Đại hội XI của Đảng (năm 2011) khẳng định coi trọng đoàn kết trong Đảng làm hạt nhân, là cơ sở vững chắc cho đại đoàn kết toàn dân tộc; đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội.

Đại hội XII của Đảng (năm 2016) khẳng định: Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất nước; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân.

Chủ đề Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Các văn kiện của Đại hội đều quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc” và xác định: “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc... Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”(1).

Kết quả và chủ trương, giải pháp trọng tâm trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng từ khi đổi mới

Kết quả xây dựng KĐĐKTDT: Qua 35 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về kinh tế  - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại; góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, giữ ổn định chính trị - xã hội; quốc phòng, an ninh được tăng cường, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; KĐĐKTDT tiếp tục được củng cố, phát huy. Nhận thức về KĐĐKTDT tiếp tục được bổ sung, phát triển phù hợp với tình hình mới, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; theo đó, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân ngày càng được quan tâm. Sự quyết tâm, quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, chăm lo đời sống nhân dân, nhất là quyết tâm chính trị trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí đã củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, củng cố vững chắc KĐĐKTDT trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế hướng dẫn đồng bào vùng biên giới phát triển kinh tế)_Ảnh: TTXVN

Bên cạnh đó, việc củng cố và phát huy KĐĐKTDT vẫn còn những khó khăn, hạn chế, đó là: Chưa đánh giá và dự báo đầy đủ, kịp thời những diễn biến, thay đổi cơ cấu trong xã hội, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân khác nhau để có chủ trương phù hợp; chưa kịp thời thể chế hóa đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; chưa thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật đã được ban hành. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tính chất là liên minh chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội với chức năng đại diện cho các tầng lớp nhân dân còn chưa thực sự theo kịp tình hình mới, chưa phản ánh đầy đủ ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; một bộ phận đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức vẫn chưa thật sự tôn trọng, lắng nghe, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, thậm chí còn xa rời nhân dân, quan liêu, nhũng nhiễu, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị ngày càng quyết liệt chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước, làm ảnh hưởng không nhỏ tới thành tựu xây dựng và củng cố KĐĐKTDT của chúng ta.

Một số chủ trương, giải pháp lớn của Đảng về xây dựng KĐĐKTDT từ khi đổi mới

- Hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm xây dựng xã hội phát triển hài hòa, đồng thuận, kiểm soát các biến đổi cơ cấu xã hội và phòng ngừa xung đột xã hội. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tếgiải phóng mọi năng lực của con người, không phân biệt đối xử. Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển và từng chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của nhân dân. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc, trong đó phát huy ở mức cao nhất các giá trị nhân văn, tương thân, tương ái, khoan dung, để văn hóa thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực nội sinh của quá trình phát triển. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua nâng cao chất lượng chế độ dân chủ đại diện và mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp, khắc phục các biểu hiện dân chủ hình thức.

- Tăng cường hiệu quả can thiệp chính sách, nhằm thúc đẩy quyền cùng phát triển của các giai tầng trong xã hội, xử lý tốt các quan hệ xã hội nảy sinh. Trong đó, quan tâm đến công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài... bằng những chính sách cụ thể nhằm phát huy thế mạnh, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và mong muốn được cống hiến, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước và sự phát triển của từng giai cấp, tầng lớp, các giới và mọi thành phần hết sức đa dạng về nhu cầu, lợi ích khác nhau trong xã hội.

- Phát huy mạnh mẽ vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc thành các văn bản pháp luật để các cấp chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân thực hiện. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” trong thực hiện nhiệm vụ. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phong cách làm việc, tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân; xây dựng nền tư pháp liêm chính, chí công vô tư, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết tốt các chính sách đối với người nghèo, người khuyết tật và các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, đồng thuận với mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước tạo động lực để nhân dân đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Không để xảy ra các sai sót khiến các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị có thể lợi dụng để kích động, chia rẽ nhân dân với Đảng, phá hoại KĐĐKTDT. Phát động sâu rộng phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tuyên dương những tấm gương người tốt, việc tốt, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Đồng bào theo đạo nhận phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026  tại khu vực bỏ phiếu số 3, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội_Ảnh: TTXVN

- Xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để Đảng thật sự là hạt nhân lãnh đạo KĐĐKTDT. Xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng làm hạt nhân cho tăng cường và củng cố KĐĐKTDT. Tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận; rà soát, tổng kết các nghị quyết, việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc. Làm tốt việc phân công trách nhiệm trong hệ thống chính trị đối với công tác xây dựng KĐĐKTDT. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQVN và các tổ chức quần chúng. Để tập hợp, xây dựng và phát huy sức mạnh của KĐĐKTDT, cần phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQVN. Trong hoạt động của MTTQVN, Đảng cần thể hiện là một thành viên tích cực nhất của MTTQVN, tôn trọng tính độc lập và đặc điểm riêng của MTTQVN. Đại diện các cấp ủy tham gia ủy ban MTTQVN các cấp bình đẳng về tư cách và có nghĩa vụ như mọi thành viên khác, đồng thời phải xứng đáng là thành viên nòng cốt tiêu biểu nhất; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt các chương trình hành động chung của MTTQVN, gắn bó mật thiết với nhân dân, thường xuyên tự phê bình và lắng nghe ý kiến phê bình, góp ý của nhân dân, của MTTQVN.

Cần xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy định, như Đảng vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo của MTTQVN, quy chế làm việc giữa cấp ủy với MTTQVN các cấp, chế độ làm việc giữa cấp ủy và đảng đoàn MTTQVN..., trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn giữa nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng với nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong hoạt động của MTTQVN.

Một số nhiệm vụ cần thực hiện để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thời gian tới

Quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tiếp tục phát huy truyền thống 90 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - MTTQVN qua các thời kỳ cách mạng; thực hiện sứ mệnh và chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, MTTQVN các cấp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm là:

Tăng cường sự chủ động và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQVN

Phát huy vai trò của mình trong việc tập hợp, xây dựng KĐĐKTDT với tư cách là tổ chức liên minh chính trị rộng lớn nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, MTTQVN cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia đề xuất, xây dựng, phản biện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, MTTQVN các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lắng nghe nhân dân nói”, đa dạng hóa các kênh tập hợp ý kiến, nguyện vọng, hiến kế của nhân dân, phản ánh định kỳ và đột xuất để các cơ quan của Đảng, Nhà nước có cơ sở và thông tin giải quyết kịp thời, hiệu quả; đồng thời, quan tâm theo dõi, giám sát việc giải quyết các kiến nghị, đề nghị chính đáng của nhân dân.

Phát huy dân chủ, xây dựng đồng thuận xã hội và KĐĐKTDT

Phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQVN trong việc thực hành dân chủ và phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong đời sống xã hội. Trọng tâm là, triển khai hiệu quả, toàn diện nhiệm vụ giám sát của MTTQVN, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất là thực hành dân chủ ở cơ sở thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, bầu trưởng thôn, tổ trưởng dân phố; tổ chức đối thoại của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với nhân dân; giám sát cán bộ, đảng viên ở địa bàn dân cư; đánh giá sự hài lòng của nhân dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước và về kết quả xây dựng nông thôn mới; nâng cao hiệu quả giám sát của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng...

Hoạt động của MTTQVN phải góp phần tạo sự đồng thuận ngày càng cao trong xã hội; thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động làm cho nhân dân ý thức được về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, đồng thuận và tích cực thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cần vận động nhân dân chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Phối hợp đề xuất, xây dựng các cơ chế, phương thức phù hợp phản ánh tới cấp ủy, chính quyền và trực tiếp đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở ngay tại mỗi địa bàn dân cư, cơ quan, đơn vị.

Kết hợp, xử lý hài hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai tầng xã hội, tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần chủ động góp phần cùng Đảng, Nhà nước xây dựng một cơ chế kết hợp hài hòa, hợp lý giữa lợi ích vật chất và tinh thần, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài... của các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài; qua đó, tạo động lực mạnh mẽ cho việc tập hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của KĐĐKTDT trong tình hình mới.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cụ thể hóa việc bảo đảm hài hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng thông qua vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà trực tiếp là triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào lớn, như “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”...

Phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc làm động lực và điểm tương đồng để tập hợp, xây dựng KĐĐKTDT

Trong tình hình hiện nay, để tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc làm động lực tập hợp, xây dựng và củng cố KĐĐKTDT, MTTQVN với tư cách là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện duy nhất, rộng lớn nhất trong hệ thống chính trị nước ta, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân về truyền thống hào hùng của dân tộc và khát vọng phát triển, từ đó phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc, lòng tự tôn, khí phách và khát vọng của dân tộc trong mỗi người Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ; qua đó, xây dựng niềm tin, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk_Ảnh: TTXVN

Chăm lo và phát huy vai trò của người tiêu biểu trong xã hội, trong các dân tộc, tôn giáo, nhân sĩ, trí thức và người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần xây dựng KĐĐKTDT

Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó MTTQVN có vai trò rất quan trọng. Ủy ban MTTQVN các cấp và các tổ chức thành viên cần thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của các cá nhân tiêu biểu, trí thức, người có uy tín ở cộng đồng dân cư, trong các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. Tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến đồng bào các dân tộc, đồng bào các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. Vận động, tập hợp, đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là lực lượng trí thức, chuyên gia, doanh nhân giỏi hướng về quê hương tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống MTTQVN các cấp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng KĐĐKTDT trong tình hình mới

Coi trọng đổi mới mạnh mẽ về nội dung, bảo đảm thực chất, có trọng tâm, trọng điểm, có kết quả cụ thể, tránh dàn trải, chung chung, hình thức; trong đó, ưu tiên nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò của nhân dân trong thực hiện dân chủ, giám sát, phản biện xã hội, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; vận động nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt là, coi trọng đổi mới, kiện toàn bộ máy hệ thống tổ chức mặt trận tinh gọn, hoạt động hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận; đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của ban công tác mặt trận ở khu dân cư.

Về phương thức hoạt động, cần coi trọng và nâng cao tính hiệu quả, thực chất hoạt động hiệp thương dân chủ, phối hợp thống nhất hành động của các tổ chức thành viên trong MTTQVN để phát huy được sức mạnh tổng hợp của các giai tầng, lực lượng trong xã hội, tránh sự chồng chéo, hạn chế bệnh thành tích cũng như gây quá tải cho cơ sở. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần thực hiện tốt chức năng là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện quy chế, chương trình phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan nhà nước; coi trọng đổi mới phương thức quan hệ với nhân dân, trong đó cần thường xuyên gặp gỡ, có cơ chế, cách thức để lắng nghe, tập hợp và phản ánh ý kiến của nhân dân; làm cầu nối của nhân dân với Đảng và chính quyền. Đồng thời, MTTQVN cần mở rộng các phương thức phối hợp truyền thông, phổ biến các điển hình tiên tiến, kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể và cá nhân xuất sắc, nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua; xây dựng và nhân rộng các mô hình phát huy vai trò tự quản của nhân dân ở cộng đồng, góp phần xây dựng sự gắn kết, khối đoàn kết toàn dân từ mỗi địa bàn dân cư./.

---------------

(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 34

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-dung-dang/-/2018/823408/phat-huy-vai-tro-cua-mat-tran-to-quoc-viet-nam-de-xay-dung-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-trong-tinh-hinh-moi.aspx

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

Dịch chuyển lao động nông nghiệp ở Việt Nam: Một số hàm ý chính sách

 

Dịch chuyển lao động nông nghiệp ở Việt Nam: Một số hàm ý chính sách

TS. LÊ PHƯƠNG HÒA
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
16:26, ngày 16-06-2021

TCCS - Dịch chuyển lao động là một xu thế khách quan của quá trình vận động của các nền kinh tế. Quá trình dịch chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp được đẩy mạnh cùng với quá trình phát triển kinh tế, dịch chuyển cơ cấu ngành và công nghiệp hóa, đô thị hóa. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, xu hướng dịch chuyển lao động nông nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ và là một trong những chỉ báo cho thấy sự phát triển theo hướng ngày càng hiện đại của nền kinh tế.

Thành phố Cần Thơ đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, bình quân mỗi năm chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp khoảng 8.000 người _ Ảnh: TTXVN

Thách thức của lao động nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, dân số thành thị ngày càng tăng, trong khi dân số nông thôn có xu hướng giảm. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 2019 là 33.122.548 người so với 26.515.900 người năm 2010, tương ứng chiếm 34,4% so với mức 30,6% tổng dân số cả nước. Từ năm 2009 đến nay, tỷ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,8 điểm phần trăm. Một trong những lý do dẫn đến sự thay đổi này chính là quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị (1).

So sánh số liệu thống kê hằng năm cho thấy, sự dịch chuyển giảm dần đều về cơ cấu lao động ngành nông nghiệp trong tổng số lao động. Tỷ trọng lao động có việc làm trong khu vực nông, lâm, thủy sản ở nước ta liên tục giảm, từ 53,9% năm 2009 xuống còn 35,3% năm 2019. Đây là lần đầu tiên, số lao động làm việc trong khu vực dịch vụ cao hơn số lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản.

Thách thức lớn nhất hiện nay đối với lao động nói chung và lao động nông nghiệp ở Việt Nam nói riêng là chất lượng lao động còn thấp. Theo đánh giá của nhiều nghiên cứu, trong đó có đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thì chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn khoảng cách khá xa so với các nước phát triển và một số nước trong khu vực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề còn thấp, cơ cấu nguồn nhân lực phân theo trình độ đào tạo còn bất cập, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” vẫn chưa có hướng khắc phục hiệu quả, dẫn đến sử dụng lãng phí nguồn nhân lực; lợi thế giá nhân công rẻ bị mất dần, dạy nghề chưa gắn với nhu cầu việc làm và còn biểu hiện lãng phí.

Việt Nam đang ở thời kỳ “dân số vàng”, nếu tận dụng tốt có thể đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, mở rộng đầu tư vào xã hội. Vậy câu hỏi là làm thế nào để có thể phát huy được lợi thế “lao động vàng” trong điều kiện chất lượng lao động còn thấp như hiện nay? Theo Quyết định số 579/QĐ - TTg, ngày 19-4-2011, của Thủ tướng Chính phủ, về “Phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020” thì đến năm 2020 sẽ có 70% lao động được qua đào tạo; tuy nhiên, thống kê thực tế năm 2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ có 24,1% lao động được qua đào tạo có bằng và chứng chỉ sơ cấp trở lên(2). Lực lượng lao động phần lớn vẫn còn thiếu kỹ năng và kiến thức để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Nếu so sánh với một số nước trong khu vực, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam có những bước tiến bộ nhưng trên thực tế vấn đề chất lượng, bằng cấp của lao động khi vào làm việc vẫn là điều đáng lo ngại. Hầu hết lao động được tuyển dụng vẫn phải đào tạo lại, thậm chí nhiều lao động phải làm trái ngành nghề do đào tạo không sát với nhu cầu của thị trường.

Tính chuyên nghiệp trong kỷ luật lao động của lao động Việt Nam cũng là vấn đề đáng quan tâm. Một bộ phận không nhỏ người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp, thậm chí khi được tập huấn rồi nhưng việc tuân thủ các quy định, quy trình công nghiệp hiện đại của người lao động còn thấp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, mang nặng tác phong của một nền sản xuất nông nghiệp tiểu nông. Đây là một trong những khó khăn khi người lao động dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, đặc biệt là sang các ngành nghề đòi hỏi tính quy chuẩn cao.

Phát triển các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu giải quyết việc làm tại khu vực nông thôn_Ảnh: TTXVN

Ngoài ra, nhận thức về thị trường lao động chưa đầy đủ, quản lý thị trường lao động kém hiệu quả, dự báo cung - cầu lao động chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới tình trạng thiếu việc làm và di dân thời vụ ở nông thôn ra thành thị ngày càng có xu hướng tăng, gây nên sức ép lớn về dịch vụ nhà ở, chăm sóc sức khỏe, nước sạch, vệ sinh môi trường, giao thông…

Một số hàm ý chính sách cho Việt Nam

Lựa chọn mô hình kinh tế

Thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã thoát khỏi ngưỡng thu nhập thấp nhưng lại đang đối diện với vấn đề bẫy thu nhập trung bình, thì mô hình phát triển kinh tế cần có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng phát triển dựa vào chiều sâu. Trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển nhanh chóng, kinh tế tri thức trở nên phổ quát, tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, lợi thế “lao động vàng” không được phát huy, nếu chúng ta không đưa ra lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp, kịp thời, nhằm phát huy được thế mạnh hiện tại, sẽ không tạo nên thế mạnh nội tại thực sự của quốc gia.

Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu với đặc trưng cơ bản là dựa vào khoa học - công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả, chất lượng của tăng trưởng, như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, nâng cao sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP), hướng hoạt động của nền kinh tế vào các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất,... trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, thực hiện đồng bộ hóa quá trình khai thác và chế biến sản phẩm. Đây cũng chính là mục tiêu mà các nước muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình cần vượt qua. Tăng trưởng theo chiều sâu không chỉ nâng cao chất lượng, hiệu quả nền kinh tế mà còn gắn liền với bảo vệ môi trường, cải thiện an sinh xã hội, phúc lợi xã hội...

Giáo dục - đào tạo nghề

Các chương trình giáo dục - đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn của nước ta hiện nay chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành, nghề cũ mà chưa hướng nhiều đến đào tạo lao động cho các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt là lao động công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Vì vậy, cần đánh giá nhu cầu thị trường để có hướng đào tạo thích hợp. Ở đây cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ.

Thông tin và kết nối thị trường lao động

Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với đầu mối là Tổng cục Việc làm đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu và đưa ra báo cáo thông tin thị trường cập nhật hằng quý, tuy nhiên nội dung thông tin thị trường chi tiết liên quan đến cung cầu thị trường lao động theo ngành, nghề còn thiếu, mới chỉ dừng lại ở các số liệu cơ bản. Đối với ngành, nghề phi nông nghiệp, cần tập trung đào tạo theo vị trí việc làm. Trong đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài theo hợp đồng. Mở rộng việc giao cho doanh nghiệp trực tiếp thực hiện đào tạo và tuyển dụng lao động sau đào tạo, gắn tuyển sinh với tuyển dụng.

Bên cạnh đó, cần phát triển nguồn nhân lực theo hướng đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào nâng cao năng suất lao động. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cần đặc biệt chú ý đến phát triển khoa học - công nghệ.

Huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đang chú trọng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp _ Ảnh: TTXVN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và tạo việc làm

Chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn gắn liền với quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế, vì vậy cần phải đáp ứng các vấn đề mới phát sinh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đồng nghĩa với quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng của đất nông nghiệp. Một bộ phận nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa không còn đất hoặc còn rất ít đất để sản xuất nông nghiệp, trong khi đó lại chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyển đổi nghề nghiệp nên dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp và vòng luẩn quẩn của đói nghèo, đặc biệt đối với những lao động đã lớn tuổi. Mặc dù bên cạnh chính sách đền bù khi thu hồi đất đã có các giải pháp hỗ trợ về đào tạo nghề mới, chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng quá trình đào tạo, định hướng nghề nghiệp chưa đi vào thực chất.

Trong nguyên tắc tiếp cận hỗ trợ lao động nông nghiệp dịch chuyển khỏi khu vực, trước tiên cần nhấn mạnh vào xác định cơ hội rồi sau đó mới đưa ra sự hỗ trợ. Chiến lược việc làm cần lồng ghép nhiều chương trình khác nhau. Đào tạo gắn với việc làm; lập nghiệp và mở rộng kinh doanh đi kèm với các dịch vụ hỗ trợ. Thực tế ở các nước cho thấy, việc khuyến khích tạo việc làm trong khu vực nông thôn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án của chính phủ và các nhà tài trợ. Để nâng cao hiệu quả thì những hoạt động này cần được kết hợp với nhau từ trên xuống dưới, từ cộng đồng nông thôn tới thành phố. Những người hưởng lợi cần được tiếp cận về dịch vụ việc làm, khuyến nông, đào tạo nghề, tài chính vi mô, phát triển kết cấu hạ tầng và bảo hiểm xã hội. Để sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ, cần có sự điều phối tốt giữa các cơ quan của chính phủ và các chương trình phát triển.

Quản lý lao động di cư

Dịch chuyển lao động nông nghiệp liên quan mật thiết tới di cư lao động. Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị cần thiết cho tăng trưởng kinh tế. Việc quản lý lao động di cư theo hướng phát triển thị trường lao động thống nhất, xóa bỏ phân biệt giữa lao động thành thị và lao động nhập cư là điều kiện cơ bản và quyết định để lao động di cư hòa nhập vào đời sống xã hội nơi đến. Tuy nhiên, chính sách đối với lao động di cư không chỉ đơn giản là việc làm và chỗ ở mà còn cả quyền được tiếp cận các dịch vụ xã hội, như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội... Chính vì vậy, bên cạnh vai trò kết nối thị trường, hỗ trợ an sinh cho lao động di cư thì chính quyền địa phương cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho nhóm đối tượng này. Các thông tin cần minh bạch và tạo thuận lợi cho người di cư khai báo.

Hỗ trợ các ngành phi nông nghiệp thu hút lao động nông nghiệp

Kinh nghiệm các nước cho thấy, muốn chuyển dịch lao động nông nghiệp hiệu quả, chính phủ cần áp dụng các chính sách nhằm tạo thêm việc làm phi nông nghiệp và khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tập trung vào các vấn đề, như tăng đầu tư vào các dự án sử dụng nhiều lao động; cải thiện cơ cấu và hoạt động của các hiệp hội, hợp tác xã, các tổ chức dựa vào cộng đồng để các tổ chức này trở nên chuyên nghiệp hơn theo định hướng thị trường và tạo việc làm ổn định cho người lao động; tăng cường cung cấp tín dụng cho hoạt động phi nông nghiệp, khuyến khích chế biến nông sản, kinh doanh nông nghiệp ở quy mô hộ gia đình, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa; khuyến khích bằng các đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp mới thành lập ở khu vực nông thôn và doanh nghiệp chuyển từ thành thị về nông thôn, thị trấn nhỏ./.

------------------------

(1) Tổng cục Thống kê: “Thông cáo báo chí kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019”, https://www.gso.gov.vn/su-kien/2019/12/thong-cao-bao-chi-ket-qua-tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam 2019/#:~:text=(20)%20D%C3%A2n%20s%E1%BB%91%20th%C3%A0nh%20th%E1%BB%8B,n%C3%B4ng%20th%C3%B4n%20c%C3%B9ng%20giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n.
(2) Tổng cục Thống kê: “Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV và năm 2020”, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-va-nam-2020/ 

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/823349/dich-chuyen-lao-dong-nong-nghiep-o-viet-nam--mot-so-ham-y-chinh-sach.aspx

Về sự trỗi dậy, tính hai mặt của chủ nghĩa dân tộc và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

 

Về sự trỗi dậy, tính hai mặt của chủ nghĩa dân tộc và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

PGS, TS. VƯƠNG XUÂN TÌNH
Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
21:25, ngày 14-06-2021

TCCS - Chủ nghĩa dân tộc xuất hiện cùng với sự ra đời của dân tộc và hiện nay đang trỗi dậy mạnh mẽ, tác động đến việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Ở Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước - một loại hình của chủ nghĩa dân tộc - có đóng góp lớn trong đấu tranh giành độc lập và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Để phát huy chủ nghĩa yêu nước trong bối cảnh mới, cần tăng cường thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời phải kiên quyết ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa dân tộc ly khai.

Từ cuối thế kỷ XX đến nay, thế giới chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc (Nationalism). Chủ nghĩa này không mới, vì nó hình thành cùng với sự ra đời của dân tộc và luôn có tính hai mặt: hoặc có thể là ngọn cờ trong quá trình xây dựng quốc gia - dân tộc, hoặc là công cụ để áp bức dân tộc khác, đồng thời gây nên xung đột nội bộ. Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, đặc biệt là sau cuộc khủng bố ngày 11-9-2001 ở Mỹ, chủ nghĩa dân tộc ngày càng dâng cao, không những phát triển mạnh ở các nước tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập quyền, mà còn nảy nở ngay tại một số quốc gia theo chủ nghĩa liên bang, nguyên tắc phân quyền. Đối với Việt Nam, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, cần nhận diện rõ chủ nghĩa dân tộc để phát huy mặt tích cực và ứng phó với mặt tiêu cực của nó.

Người dân tuần hành phản đối chủ nghĩa dân tộc trước thềm bầu cử Nghị viện châu Âu tại Frankfurt am Main, Đức_Ảnh: AFP/TTXVN

Nguồn gốc và các loại hình của chủ nghĩa dân tộc

Trước hết, để hiểu được nguồn gốc, loại hình của chủ nghĩa dân tộc, cần nhìn nhận về sự ra đời của dân tộc (Nation). Đến nay, trên thế giới có hai khuynh hướng lý thuyết liên quan đến vấn đề này. Những người theo thuyết khởi nguyên (Primordialism) hay thuyết truyền thống (Traditionalism) cho rằng, dân tộc xuất hiện từ trước thời kỳ hiện đại. Còn những người theo chủ nghĩa hiện đại (Modernilism) hoặc chủ nghĩa duy vật (Materialism) lại khẳng định, dân tộc chỉ ra đời ở thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Về khái niệm dân tộc, nhiều học giả trên thế giới có chung quan điểm, đó là siêu cộng đồng dân cư, chỉ hình thành khi có nhà nước, với một lãnh thổ, cấu trúc kinh tế, xã hội và chia sẻ những giá trị văn hóa chung.

Theo Mai-cơn Hét-tơ (Michael Hechter), chủ nghĩa dân tộc là hành động tập thể hướng đến làm cho biên giới quốc gia trùng khớp với sự quản trị của quốc gia đó(1). Còn C-rai Ca-hun (Craig Calhoun) cho rằng, chủ nghĩa dân tộc không phải là học thuyết, mà hơn cả là cách trao đổi, suy nghĩ và hành động(2). Dưới góc nhìn văn hóa, Xờ-mít (Smith) nhận xét, chủ nghĩa dân tộc là loại hình của văn hóa, gồm tư tưởng, ngôn ngữ, huyền thoại, biểu tượng, ý thức trong sự tương liên với toàn cầu(3). Về thời điểm ra đời chủ nghĩa dân tộc, trong nhiều ý kiến được Craig Calhoun tổng hợp, phần lớn đều cho rằng, chủ nghĩa này trở nên phổ biến vào năm 1815 - thời điểm phát triển mạnh mẽ của phong trào giành độc lập dân tộc(4).

Xem xét cơ sở hình thành của chủ nghĩa dân tộc, E-ríc-sen (Eriksen) khẳng định, nó được khởi nguồn từ các nguyên tắc chính trị, như tình cảm hay phong trào, thậm chí có tính dị thường(5). Bê-sing-gơ (Beissinger) cho rằng, có màu sắc khác nhau ở chủ nghĩa dân tộc Đức thế kỷ XIX; chủ nghĩa dân tộc A-rập thế kỷ XX; chủ nghĩa dân tộc mới xuất hiện trong phong trào chống thực dân; chủ nghĩa dân tộc ở Đông Á. Sau khi mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, nhiều nhà nước chuyển sang chủ nghĩa dân tộc(6).

Về các loại hình của chủ nghĩa dân tộc, hiện có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Michael Hechter, có bốn loại chủ nghĩa dân tộc: 1- Chủ nghĩa dân tộc nhà nước (State nationalism); 2- Chủ nghĩa dân tộc ngoại biên (Peripheral nationalism); 3- Chủ nghĩa dân tộc tái chiếm lãnh thổ (Irredentist nationalism); 4- Chủ nghĩa dân tộc thống nhất (Unification nationalism). Ở chiều cạnh thanh lọc tộc người (Ethnic cleasing) trong quá trình xây dựng quốc gia  - dân tộc, Michael Hechter lại chia chủ nghĩa dân tộc thành hai loại hình là chủ nghĩa dân tộc dung nạp (Inclusive nationalism), và chủ nghĩa dân tộc loại trừ (Exclusive nationalism). Vẫn từ góc nhìn tộc người, Eriksen cho rằng, có hai loại chủ nghĩa dân tộc, đó là chủ nghĩa dân tộc tộc người (Ethnic nationalism) và chủ nghĩa dân tộc phi tộc người (Non-ethnic nationalism)(7); còn với Smith, có chủ nghĩa dân tộc tộc người, bao gồm chủ nghĩa dân tộc ly khai và chủ nghĩa dân tộc đòi lãnh thổ (Irredentist nationalism)(8). Từ góc độ tôn giáo, Bác-kơ (Barker) lại chia chủ nghĩa dân tộc thành chủ nghĩa dân tộc thế tục (Secular nationalism) và chủ nghĩa dân tộc tôn giáo (Religious nationalism)(9).

Sự trỗi dậy và tính hai mặt của chủ nghĩa dân tộc trên thế giới

Xem xét chủ nghĩa dân tộc ở khu vực Đông Nam Á, Đa-vít Brao (David Brown) cho rằng, nó có hai đặc điểm: Một là, chiều kích tộc người trong chủ nghĩa dân tộc. Theo đó, tộc người có vai trò quan trọng trong chủ nghĩa dân tộc ở các nước thuộc khu vực này. Hầu hết các nước đều có tộc người hạt nhân (Score), với vai trò tạo lập dân tộc. Tộc người hạt nhân gắn với vai trò văn hóa, và thường có dân số lớn nhất (đa số), còn các tộc người thiểu số thường có dân trí thấp hơn. Hai là, chiều kích công dân trong chủ nghĩa dân tộc. Trong quá trình xây dựng dân tộc, các quốc gia cũng hướng đến vấn đề công dân để thực hiện đoàn kết dân tộc(10).

Chủ nghĩa dân tộc có tính hai mặt. Ngay việc phân chia các loại hình của chủ nghĩa này như đã nêu, dựa trên sự nhìn nhận về cơ sở và đặc điểm của nó, cũng phần nào phản ánh điều đó. Mặt hạn chế, nguy hiểm nhất của chủ nghĩa dân tộc là tính hẹp hòi, cực đoan, sô-vanh. Trong các loại hình chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân tộc tộc người và chủ nghĩa dân tộc tôn giáo dễ dẫn đến hẹp hòi và cực đoan nhất. Trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức Quốc xã thúc đẩy ý tưởng rất phản động về một dân tộc Đức thượng đẳng, đứng trên tất cả các dân tộc khác, có quyền tiến hành chiến tranh để “mở rộng không gian sinh tồn”, thanh lọc tộc người, tiêu diệt các dân tộc khác mà nạn diệt chủng người Do Thái là một ví dụ điển hình về tính tàn bạo và phi nhân tính của nó.

Chủ nghĩa dân tộc tộc người được hình thành trên cơ sở tộc người, tức đề cao bản sắc tộc người, lấy tộc người làm trung tâm, nhằm đạt được mục đích chính trị là xây dựng nhà nước dân tộc với tộc người chiếm ưu thế làm chủ thể, hoặc tộc người đó được tự trị trong một quốc gia - dân tộc. Trong thế kỷ XX, chủ nghĩa dân tộc tộc người bùng nổ ở nhiều nơi thuộc các châu lục Á, Phi, Mỹ La-tinh, chống lại chủ nghĩa thực dân và kiến tạo được nhiều quốc gia - dân tộc độc lập, với các thể chế chính trị khác nhau. Sau đó, chủ nghĩa này lại tiếp tục hồi sinh không chỉ ở ngay các quốc gia - dân tộc đã nêu mà còn xuất hiện tại các nước vốn đã từng là chính quốc xâm chiếm thuộc địa.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc tộc người càng có điều kiện mang tính xuyên quốc gia. Khi chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy trên thế giới vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nhân lõi của nó chính là chủ nghĩa dân tộc tộc người. Sự chia sẻ về văn hóa và nguồn gốc tổ tiên của tộc người là những yếu tố dễ dàng tạo sự kết nối trong huy động phong trào chính trị và tính thống nhất về chính trị. Song, nguồn gốc sâu xa của chủ nghĩa dân tộc tộc người không phải sự chia sẻ ấy, mà chính là sự bất bình đẳng về lợi ích và mâu thuẫn, xung đột xã hội tại các quốc gia. Cùng với đó, phải kể đến các thế lực bên ngoài kích động, hỗ trợ, chia rẽ để làm suy yếu các nước đối thủ cạnh tranh hoặc vừa mới giành được độc lập dân tộc.  Theo đó, chủ nghĩa dân tộc tộc người chỉ là phương tiện của các lực lượng chính trị để đạt mục đích.

Chủ nghĩa dân tộc tôn giáo lấy tôn giáo là yếu tố quan trọng để tạo nên bản sắc dân tộc, có sự liên kết giữa truyền thống tôn giáo với thiết chế xã hội; đồng thời, tôn giáo cũng được sử dụng như công cụ để đạt được những mục tiêu chính trị. Gắn với quá trình xây dựng quốc gia - dân tộc, chủ nghĩa dân tộc tôn giáo có sức mạnh bởi nó đan kết với đời sống chính trị, xã hội và văn hóa. Việc hiểu đơn giản về chủ nghĩa dân tộc thế tục, tức chỉ là sự tách biệt giữa nhà thờ với nhà nước, sẽ không phát huy được các yếu tố tích cực của tôn giáo và cũng không lường hết những phức tạp của tôn giáo. Từ những năm 70 thế kỷ XX đến nay, chủ nghĩa dân tộc tôn giáo trên thế giới rất phát triển, kể cả ở những quốc gia tuyên bố theo chủ nghĩa thế tục; nhiều cuộc xung đột lớn trên thế giới cùng sự bất ổn của một số nước có liên quan chặt chẽ với chủ nghĩa dân tộc tôn giáo, như ở I-xra-en, Pa-le-xtin, Mi-an-ma, Thái Lan hay Ấn Độ.

Xung đột Israel - Palestine có liên quan chặt chẽ với chủ nghĩa dân tộc tôn giáo_Ảnh: Tư liệu

Có thể thấy rằng, chủ nghĩa dân tộc trên thế giới rất đa dạng và phức tạp. Chủ nghĩa dân tộc có vai trò tích cực khi gắn với lòng yêu nước và ý thức công dân trong bảo vệ, xây dựng cộng đồng quốc gia - dân tộc. Song, chủ nghĩa dân tộc sẽ có nhiều tác động tiêu cực nếu trở nên hẹp hòi và cực đoan, khi nó chỉ hướng đến trục lợi cho quốc gia - dân tộc hay nhóm tộc người, nhóm tôn giáo của mình mà chà đạp lên lợi ích của các quốc gia  - dân tộc hay tộc người khác, tôn giáo khác; dẫn tới sự thoát ly của các nhóm tộc người, tôn giáo với cộng đồng quốc gia - dân tộc vì mưu cầu riêng.      

Chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra

Trong nhiều thập niên qua, bàn về sự ra đời của dân tộc ở Việt Nam, nhiều người thường gắn nó với thời kỳ phong kiến và sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân, với độc lập dân tộc và giải phóng đất nước. Khởi đầu, vấn đề này được đặt ra từ cuộc thảo luận “Sự hình thành dân tộc Việt Nam” vào những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, với sự chủ trì của giới sử học. Trong các cuộc thảo luận đó, một số ý kiến cho rằng, dân tộc Việt Nam hình thành sớm, thuộc loại hình dân tộc tiền tư bản chủ nghĩa, và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam bước vào quá trình hình thành dân tộc xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, có quan điểm khẳng định, dân tộc Việt Nam ra đời muộn hơn, song cụ thể vào giai đoạn nào thì khó chỉ ra(11).

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đề cao chủ nghĩa yêu nước gắn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước được phát huy cao độ, là động lực to lớn để đoàn kết mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, tạo nên sức mạnh toàn dân tộc và là nguồn gốc của mọi thắng lợi. Vậy chủ nghĩa yêu nước có phải là chủ nghĩa dân tộc hay không? Trên thực tế, khái niệm chủ nghĩa dân tộc hầu như không được sử dụng trong diễn ngôn chính trị và học thuật của Việt Nam giai đoạn này. Tuy nhiên, sự thảo luận của nhiều học giả trên thế giới cho thấy, chủ nghĩa yêu nước (Patriotism) thực chất chỉ là một dạng thức của chủ nghĩa dân tộc hoặc luôn đan kết với chủ nghĩa dân tộc, bởi nói đến chủ nghĩa dân tộc, không thể không đề cập tới chủ nghĩa yêu nước(12). Nói cách khác, chủ nghĩa yêu nước là mặt tích cực của chủ nghĩa dân tộc.

Sau cuộc thảo luận “Sự hình thành dân tộc Việt Nam”, một số tác giả vẫn tiếp tục nghiên cứu về vấn đề dân tộc ở nước ta, nhất là trong tình hình mới. Giáo sư Phan Hữu Dật cho rằng, trong sự phát triển hơn nửa thế kỷ qua ở Việt Nam, đã hình thành một cộng đồng người mới, một dân tộc Việt Nam thống nhất trong quốc gia Việt Nam xã hội chủ nghĩa và gọi đó là cộng đồng quốc gia - dân tộc(13). Về ý thức dân tộc, tác giả Lê Thị Lan cho rằng, nó được hình thành từ thế kỷ III sau Công nguyên, gắn với việc truyền bá Nho giáo vào Việt Nam. Theo đó, tầng lớp tinh hoa theo Nho học có vai trò lớn trong xây dựng chủ nghĩa dân tộc, với ý thức về độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, sự tự hào về nền văn hóa riêng, tinh thần đoàn kết dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Tác giả Lê Thị Lan còn gợi ý, ngày nay, vẫn có thể tiếp tục phát huy chủ nghĩa dân tộc trong xây dựng và bảo vệ đất nước(14). Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, nên chú trọng đến việc xây dựng ý thức quốc gia - dân tộc.

Chủ nghĩa dân tộc có tính hai mặt và Việt Nam phải đối diện với nó trong bối cảnh thế giới đương đại. Về phương diện quốc tế, Việt Nam không tránh khỏi những tác động của chủ nghĩa dân tộc trên thế giới, nhất là với các nước trong khu vực đã dùng chủ nghĩa này như một công cụ cho phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của họ. Do đó, Việt Nam cần phát huy chủ nghĩa yêu nước  - một di sản quý giá trong các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, chủ nghĩa yêu nước không chỉ cần thiết cho công cuộc bảo vệ độc lập, tự chủ, trọng tâm là bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc, mà còn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là đối với việc xây dựng thương hiệu và sử dụng hàng hóa Việt Nam. Để làm được như vậy, cần có chính sách và hành động thiết thực nhằm quy tụ, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài.

Việt Nam cần phát huy chủ nghĩa yêu nước - một di sản quý giá trong các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (Trong ảnh: Tiếp bước cha ông)_Ảnh: Tư liệu

Để phát huy chủ nghĩa yêu nước và ngăn ngừa, phòng tránh mặt tiêu cực của chủ nghĩa dân tộc, cần xử lý tốt hai vấn đề phức tạp sau đây:

Một là, tránh nguy cơ nảy sinh chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Chủ nghĩa này dễ xuất hiện khi xảy ra mất đồng thuận trong quan điểm, phương thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia. Thời gian qua, các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân tiến hành kích động chống đối, biểu tình hay có phản ứng trái chiều trên mạng xã hội. Nếu tiếp tục để xảy ra những tình huống như vậy, sẽ gây phân tâm xã hội, không phát huy được chủ nghĩa yêu nước chân chính và là cơ sở làm nảy sinh chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Hai là, tránh nguy cơ tái phát và kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc ly khai. Lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là kết quả lao động, sản xuất và đấu tranh qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, gắn với sự ra đời và phát triển của nhà nước dân tộc. Là nước có chủ quyền, với biên giới lãnh thổ được xác định và là thành viên của Liên hợp quốc, song các thế lực dân tộc cực đoan vẫn chưa từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá. Vì vậy, cùng với tăng cường các biện pháp để củng cố, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc là đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa ly khai.

Tóm lại, trong bối cảnh trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc trên thế giới hiện nay, Việt Nam không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của chủ nghĩa dân tộc, bên cạnh việc củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần có biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa dân tộc ly khai./.

------------------------

(1) Xem: Michael Hechter: Containing Nationalism, Oxford University Press, 2000, p. 7
(2) Xem: Craig Calhoun: Concepts in Social Thought NationalismUniversity of Minnesota Press, 1997, pp.11 - 12
(3) Xem: Anthony D. Smith: National Identity, Penguin, London, 1991, pp. 91, 70 - 79
(4) Xem: Craig Calhoun: “Nationalism and Ethnicity”, Annual Review of Sociology, Vol.19, 1993, pp. 211 - 239; Wimmer, Andreas and Yuval Feinstein: “The Rise of the Nation - State across the World, 1816 to 2001”, American Sociological Review, 75(5), 2010
(5) Xem: Thomas Hylland Eriksen: Ethnicity and Nationalism: Anthropological Perspectives, Pluto Press, 2010, pp. 121 - 122
(6) Xem: Markr Beissinger: “Nationalism and the Collapse of Soviet Communism”, Contemporary European History, Vol.18, 3, Cambridge University Press, 2009, pp. 331 - 347
(7) Xem: Thomas Hylland Eriksen: Ethnicity and Nationalism: Anthropological PerspectivesIbid, pp. 140  - 144
(8) Xem: Anthony D. Smith: National IdentityIbid, pp. 82 - 83
(9) Xem: Philip W. Barker: Religious Nationalism in Modern Europe: If God be for Us, Routledge, 2009
(10) Xem: David H. Brown: Contending Nationalisms in Southeast Asia, Asia Research Centre, Murdoch University, Working Paper, 2006
(11) Xem: Phan Huy Lê: “Nhìn lại cuộc thảo luận vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, 1981, tr. 6 - 15
(12) What is Patriotism? The Forum, July 15, 1991, https: www.thenation.com
(13) Xem: Phan Hữu Dật: Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1998, tr. 446 - 447
(14) Xem: Lê Thị Lan: “Nho giáo và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học, số 12, 2009

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/823327/ve-su-troi-day%2C-tinh-hai-mat-cua-chu-nghia-dan-toc-va-nhung-van-de-dat-ra-voi-viet-nam.aspx